Loài Cây

...

Tống quá sủ

  • Tên latinh: Alnus nepalensis D.Don
  • Tên khác:
Công dụng

Phù thũng, lỵ, ỉa chảy, phong thấp tê đau, bó gãy xương, viêm phổi, ho, lỵ amíp (Vỏ cây). Còn dùng vỏ để chữa viêm gan, chảy máu mũi.

Kỹ thuật trồng
1. Thời vụ trồng Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. 2. Phương thức trồng Trồng thuần loài. 3. Mật độ trồng Trồng với mật độ từ 2000 – 2500 cây/ha(hàng cách hàng 2,5m, cây cách cây 2m; hoặc hàng cách hàng 2m, cây cách cây 2m). 4. Xử lý thực bì Phát toàn diện. 5. Làm đất Cuốc hố kích thước 30×30×30cm, các hố cuốc theo hình nanh sấu, trước khi trồng 15 – 30 ngày, lấp hố bằng đất mặt đã loại bỏ rễ cây, đá lẫn, lấp thành hình mai rùa. 6. Trồng cây - Thời tiết trồng: Chọn ngày râm mát, tránh nắng gắt, gió mạnh, đất trong hố đủ ẩm. - Trồng cây: đào ở chính tâm hố, xé bỏ vỏ bầu (cẩn thận không làm vỡ bầu), đặt cây vào giữa tâm hố sao cho thẳng đứng, dùng đất tơi nhỏ lấp hố cao hơn mặt bầu 2 – 3cm, nén vừa đủ chặt. - Trồng dặm: sau khi trồng 15 – 30 ngày kiểm tra toàn bộ rừng trồng nếu cây bị hư hỏng, chết phải tiến hành trồng dặm lại.
Các giống thuộc loài Tống quá sủ
Mã nguồn giống Đơn vị cung cấp Loại hình
SM.30.26 Ban Quản lý Rừng phòng hộ Na Mèo Cây mẹ (cây trội)
SN.30.28 Ban Quản lý Rừng phòng hộ Na Mèo Rừng giống chuyển hoá từ rừng tự nhiên
X