Tin Tức

Kết quả kiểm kê rừng tỉnh Đắk Lắk năm 2014

Nhiệm vụ "Tổng hợp kết quả và lập hồ sơ quản lý rừng thuộc Phương án kiểm kê rừng tỉnh Đắk Lắk năm 2014" được triển khai thực hiện trên phạm vi 140 xã/ phường/ thị trấn có rừng và đất trong quy hoạch lâm nghiệp thuộc 15 huyện/thị xã/thành phố, với diện tích 721.995,2ha. Trong đó, tổng diện tích rừng tự nhiên là 475.908,64ha, tổng diện tích rừng trồng là 31.580,35ha, tổng diện tích đất chưa có rừng là 214.506,2ha.Tổng trữ lượng rừng là 60.647.506m3, trong đó trữ lượng rừng tự nhiên: 59.040.425m3, trữ lượng rừng trồng: 1.607.080m3. Độ che phủ của rừng toàn tỉnh là 38,7%.

Quá trình kiểm kê rừng tại tỉnh Đắk Lắk có thuận lợi và khó khăn như sau:

- Thuận lợi:Công tác KKR được sự quan tâm chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, được sự hỗ trợ tích cực của các đơn vị tư vấn Trung ương, địa phương, trong đó cán bộ địa phương và chủ rừng là nòng cốt.

- Khó khăn:Khả năng tiếp cận công nghệ thông tin trong quá trình kiểm kê của một số tổ kiểm kê cấp xã, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa còn có những hạn chế nhất định; từ đó đã ảnh hưởng đến tiến độ kiểm kê rừng.

Đơn vị tư vấn đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh sử dụng kết quả kiểm kê rừng để thực hiện công tác rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng cũng như lập kế hoạch bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh.

Đề án “Thí điểm mô hình trồng các loài cây bản địa để khôi phục lại rừng tại Khu BTTN Núi Ông”

Khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Núi Ông tiền thân là Khu BTTN Biển Lạc - Núi Ông được thành lập theo Quyết định số 14/TTg ngày 19/10/1992 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là nơi có đa dạng sinh học cao với nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Là một trong những khu vực ưu tiên số một trong chương trình bảo tồn dãy Trường Sơn với nhiều kiểu thảm thực vật quan trọng như rừng nhiệt đới thường xanh trên đất thấp, rừng nhiệt đới nguyên sinh rụng lá trên đất thấp, rừng lùn trên núi cao. Chính vì tầm quan trọng đó mà việc quản lý và bảo vệ rừng ở Khu BTTN Núi Ông có một ý nghĩa quan trọng không những cho việc bảo tồn đa dạng sinh học mà còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế sức phá hoại của thiên tai, giảm thiểu nguồn ô nhiễm môi trường, đảm bảo tính bền vững cho sự phát triển kinh tế trong vùng.

Trong thời gian qua, Khu BTTN Núi Ông gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý bảo vệ rừng, tình trạng xâm lấn đất rừng để lấy đất sản xuất, khai thác lâm sản trái phép, … , Việc xây dựng đề án "Thí điểm mô hình trồng các loài cây bản địa để khôi phục lại rừng tại Khu BTTN Núi Ông" là thực sự cần thiết nhằm thiết lập cơ sở cho việc xây dựng cơ chế phục hồi lại rừng trên diện tích đất bị xâm lấn trồng cây công nghiệp dài ngày và sản xuất lương thực góp phần bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng Núi Ông, cải thiện sinh kế cho người dân vùng đệm.

Đề án được thực hiện với mục tiêu: "Triển khai thực hiện thí điểm chính sách đồng quản lý rừng, chia sẽ lợi ích giữa các bên liên quan (Nhà nước/chủ rừng và cộng đồng/người dân) góp phần quản lý rừng đặc dụng tại Khu BTTN Núi Ông một cách bền vững và hiệu quả". Để đáp ứng được mục tiêu, đơn vị tư vấn đã thực hiện các nội dung:

- Hiện trạng diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm

- Đặc điểm hiện trạng cây trồng trên đất lâm nghiệp bị xâm lấn và kết quả lựa chọn loài cây bản địa để phục hồi lại rừng

- Thiết kế mô hình trồng các loài cây bản địa để phục hồi lại rừng trên diện tích đất rừng đặc dụng bị xâm lấn

- Thiết kế và vận hành mô hình đồng quản lý rừng giữa các bên liên quan

- Giải pháp thực hiện

- Tổng hợp đầu tư và hiệu qua kinh tế

Theo kết quả xây dựng đề án, diện tích đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép trong những năm trước đây tại Khu BTTN Núi Ông là 1.045,87 ha, trong đó có 245,39 ha trồng điều, cao su và 800,48 ha trồng Sắn, Ngô, Đậu. Từ kết quả đánh giá về đặc điểm hiện trạng cây trồng trên đất lâm nghiệp bị xâm lấn và kết quả lựa chọn loài cây bản địa để phục hồi lại rừng, đơn vị tư vấn đã đề xuất được 4 loài cây bản địa phù hợp bao gồm: Ươi , Trám trắng, Thanh trà, Sa nhân. Trên cơ sở kết quả phân tích tiềm năng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tiềm năng về rừng và đất lâm nghiệp, sự đa dạng về các loài cây bản địa, đề án đã sử dụng phương pháp tham vấn các bên liên quan bao gồm: Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm Lâm, Ban quản lý Khu BTTN Núi Ông, các phòng ban của huyện Tánh Linh, huyện Hàm Thuận Nam, UBND các xã và người dân địa phương thuộc vùng đệm của Khu bảo tồn để xác định một số mô hình nhằm khôi phục lại rừng bằng các loài cây bản địa.

Các mô hình được tổng hợp theo các nội dung: Đặc điểm lập địa xây dựng mô hình, Loài cây trồng, Phương thức trồng, Mật độ trồng, Phương thức trồng, Biện pháp xử lý thực bì, Biện pháp làm đất, bón phân, Thời gian trồng, Tiêu chuẩn cây con mang trồng, Kỹ thuật trồng, Trồng dặm, Chăm sóc mô hình, Phòng trừ sâu bệnh hại và bảo vệ. Hai mô hình được đề xuất: Mô hình trồng Ươi/Trám trắng, Thanh trà, Sa nhân trên vùng đất trống, đất trồng cây nông nghiệp, Mô hình trồng bổ sung cây Sa nhân dưới tán các cây trồng công nghiệp lâu năm (Cao su, Điều).

Đơn vị tư vấn đã đưa ra được các giải pháp thực hiện về: tổ chức, quản lý và kỹ thuật; cơ chế, chính sách; khoa học công nghệ, đào tạo và khuyến lâm; huy động vốn. Để có cách nhìn khách quan về hiệu quả kinh tế của các mô hình, đơn vị tư vấn đã tổng hợp được đầu tư và hiệu quả kinh tế a) Cơ sở xác định nhu cầu vốn trên cơ sở các quy định hiện hành và tình hình thực tế, nhu cầu vốn cho các hoạt động chính trong đề án Thí điểm trồng các loài cây bản địa để khôi phục lại rừng tại Khu BTTN Núi Ông. Theo kết quả tính toán, các mô hình trồng các loài cây bản địa để phục hồi lại rừng tại Khu BTTN Núi Ông sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao: Mô hình Trồng Ươi/Trám, Thanh trà, Sa nhân trên đất trống, đất có cây nông nghiệp có thể mang lại hiệu quả kinh tế từ 12-13 triệu đồng/ha/năm; Mô hình trồng bổ sung Sa nhân dưới tán cây cây công nghiệp (Điều, Cao su) cũng mang lại thu nhập bổ sung khoảng 7,5 triệu đồng/ha/năm bằng việc tận dụng đất dưới tán để trồng Sa nhân. Hiệu quả kinh tế từ các mô hình ngày càng tăng lên do sau 10 năm cây Trám trắng, Ươi, sau 6 năm cây Thanh trà và sau 3 năm đối với Sa nhân vì các loài cây này sẽ cho sản lượng tăng và ổn định. Hiệu quả kinh tế từ các mô hình này cao hơn rất nhiều lần so với tiền khoán quản lý bảo vệ rừng hiện nay (khoảng 200.000 đồng/ha/năm).

Kết quả của đề án là cơ sở khoa học, thực tiễn quan trọng cho chính quyền địa phương trong việc xây dựng cơ chế phục hồi lại rừng trên diện tích đất bị xâm lấn trồng cây công nghiệp dài ngày và sản xuất lương thực góp phần bảo vệ và phát triển bền vững rừng đặc dụng Núi Ông, cải thiện sinh kế cho người dân vùng đệm.

 

Đại hội Công đoàn Viện Sinh thái rừng và Môi trường lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023-2028

Nhiệm vụ "Tổng hợp kết quả và lập hồ sơ quản lý rừng thuộc Phương án kiểm kê rừng tỉnh Đắk Lắk năm 2014" được triển khai thực hiện trên phạm vi 140 xã/ phường/ thị trấn có rừng và đất trong quy hoạch lâm nghiệp thuộc 15 huyện/thị xã/thành phố, với diện tích 721.995,2ha. Trong đó, tổng diện tích rừng tự nhiên là 475.908,64ha, tổng diện tích rừng trồng là 31.580,35ha, tổng diện tích đất chưa có rừng là 214.506,2ha.Tổng trữ lượng rừng là 60.647.506m3, trong đó trữ lượng rừng tự nhiên: 59.040.425m3, trữ lượng rừng trồng: 1.607.080m3. Độ che phủ của rừng toàn tỉnh là 38,7%.

Quá trình kiểm kê rừng tại tỉnh Đắk Lắk có thuận lợi và khó khăn như sau:

- Thuận lợi:Công tác KKR được sự quan tâm chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, được sự hỗ trợ tích cực của các đơn vị tư vấn Trung ương, địa phương, trong đó cán bộ địa phương và chủ rừng là nòng cốt.

- Khó khăn:Khả năng tiếp cận công nghệ thông tin trong quá trình kiểm kê của một số tổ kiểm kê cấp xã, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa còn có những hạn chế nhất định; từ đó đã ảnh hưởng đến tiến độ kiểm kê rừng.

Đơn vị tư vấn đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh sử dụng kết quả kiểm kê rừng để thực hiện công tác rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng cũng như lập kế hoạch bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh.

PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG NHÓM HỘ DƯƠNG VĂN THÀNH, THÔN ĐỒI MIỄU, XÃ NAM PHƯƠNG TIẾN, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2023 – 2030

Nhiệm vụ "Tổng hợp kết quả và lập hồ sơ quản lý rừng thuộc Phương án kiểm kê rừng tỉnh Đắk Lắk năm 2014" được triển khai thực hiện trên phạm vi 140 xã/ phường/ thị trấn có rừng và đất trong quy hoạch lâm nghiệp thuộc 15 huyện/thị xã/thành phố, với diện tích 721.995,2ha. Trong đó, tổng diện tích rừng tự nhiên là 475.908,64ha, tổng diện tích rừng trồng là 31.580,35ha, tổng diện tích đất chưa có rừng là 214.506,2ha.Tổng trữ lượng rừng là 60.647.506m3, trong đó trữ lượng rừng tự nhiên: 59.040.425m3, trữ lượng rừng trồng: 1.607.080m3. Độ che phủ của rừng toàn tỉnh là 38,7%.

Quá trình kiểm kê rừng tại tỉnh Đắk Lắk có thuận lợi và khó khăn như sau:

- Thuận lợi:Công tác KKR được sự quan tâm chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, được sự hỗ trợ tích cực của các đơn vị tư vấn Trung ương, địa phương, trong đó cán bộ địa phương và chủ rừng là nòng cốt.

- Khó khăn:Khả năng tiếp cận công nghệ thông tin trong quá trình kiểm kê của một số tổ kiểm kê cấp xã, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa còn có những hạn chế nhất định; từ đó đã ảnh hưởng đến tiến độ kiểm kê rừng.

Đơn vị tư vấn đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh sử dụng kết quả kiểm kê rừng để thực hiện công tác rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng cũng như lập kế hoạch bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh.

Vườn giống Thông nhựa tại xã Nghi Lâm - huyện Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An tháng 12 năm 2017

Vườn giống Thông nhựa tại xã Nghi Lâm - huyện Nghi Lộc - tỉnh Nghệ An có diện tích 4ha và được trồng năm 2015. Hàngnăm, đơn vị thực hiện (Viện Sinh thái rừng và môi trường) đều tiến hành chăm sóc. Tháng 7 năm 2017, đơn vị thực hiện đã tiến hành chăm sóc lần 2 tại Vườn giống gồm các công việc: phát cỏ, bón phân. Đến tháng 12 năm 2017, cây Thông nhựa phát triển tốt, nhưng cỏ dại phát triển khá mạnh nên đơn vị thực hiện dự kiến tiến hành chăm sóc lần 1 năm 2018 vào tháng 3/2018để đảm bảo cho cây Thông nhựa sinh trưởng, phát triển tốt.

Hội thảo tham vấn Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây nguyên

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 191/TB-VPCP ngày 22/7/2016, của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị "Về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020", Tổng cục Lâm nghiệp ban hành Quyết định số 465/QĐ-TCLN-KHTC ngày 31/10/2016 về việc triển khai thực hiện Chương trình "Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây nguyên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" và giao Cục Kiểm lâm phối hợp với Viện Sinh thái rừng và Môi trường - Trường Đại học Lâm nghiệp và Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (đơn vị tư vấn thực hiện) triển khai công tác Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây nguyên. Đến nay, các đơn vị tư vấn đã hoàn thành công tác điều tra, khảo sát, thu thập số liệu và xây dựng Dự thảo báo cáo "Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây nguyên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".

Hội thảo được tổ chức tại Hội trường Sở NN&PTNT của 5 tỉnh vùng Tây Nguyên từ ngày 9-13/10/2017 cụ thểnhư sau: ngày 9/10/2017 tại Kon Tum, ngày10/10/2017 tại Gia Lai, 11/10/2017 tại Đắk Lắk, 12/10/2017 tại Đắk Nông và13/10/2017 tại Lâm Đồng. Tại mỗi tỉnh, đại diện lãnh đạo và các cán bộ phụ trách quy hoạch đều tham gia đầy đủ và đóng góp ý kiến về thực trạng quy hoạch lâm nghiệp cũng như những mong muốn, đề xuất của tỉnh mình cho dự thảo báo cáo Quy hoạchbảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây nguyên nhằm đạt được xây dựng được Quy hoạch hợp lý nhất cho từng tỉnh.

Thành phần tham dự Hội thảo tại mỗitỉnh gồm có:

-Sở NN&PTNT: Lãnh đạo Sở phụ trách lĩnh vực lâm nghiệp (chủ trì), Lãnh đạo và chuyên viên Phòng Kế hoạch Tài chính.

- Sở Tài nguyên Môi trường: Lãnh đạo Sở và chuyên viên phụ trách.

- Sở Tài Chính: Lãnh đạo Sở và chuyên viên phụ trách.

-Chi cục Kiểm lâm: Lãnh đạo Chi cục; Lãnh đạo và chuyên viên các Phòng: Quản lý bảo vệ rừng và BTTN; Sử dụng rừng.

- Lãnh đạo UBND các huyện, Lãnh đạo Hạt kiểm lâm các huyện trên địa bàn tỉnh.

- Tổng cục Lâm nghiệp: Cục Kiểm lâm, Vụ Kế hoạch, Tài chính.

- Vụ Kế hoạch – Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Đơn vị tư vấn (Liên danh Viện Sinh thái rừng và Môi trường và Viện Nghiên cứu sinh thái và Môi trường rừng)

Đại hội Chi bộ Viện Sinh thái rừng và Môi trường

Sáng ngày 26/2/2020, Đại hộiChi bộ Viện Sinh thái rừng và Môi trường Nhiệm kỳ 2020 - 2022 đã được tổ chức tại phòng họp E, Nhà A3, trường Đại học Lâm nghiệp. Thành phần tham dự Đại hội gồm có PGS. TS. Trần Quang Bảo, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp, đại diện Đảng ủy trường Đại học Lâm nghiệp và các Đảng viên đang công tác tại Viện.
Tại Đại hội, Bí thư chi bộ - Viện trưởngLê Sỹ Doanh đã trình bày Báo cáo chính trị của Chi bộ nhiệm kỳ 2017-2020 và phương hướng nhiệm vụ của Chi bộ nhiệm kỳ 2020-2022, Phó bí thư chi bộ - Phó Viện trưởngPhạm Văn Duẩn đã trình bày Báo cáo kiểm điểm của cấp ủy nhiệm kỳ 2017-2020. Các đảng viên tham dự Đại hội cũng đã thảo luận về báo cáo chính trị của chi bộ, phương hướng nhiệm vụ, các khó khăn, thách thức trong việc ổn định đời sống, nghiên cứu khoa học và thực hiện các công tác của Viện và Trường giao nhiệm vụ. Đại diện Đảng ủy nhà trường, Phó hiệu trưởng Trần Quang Bảocũng góp ý với chi bộ về các giải pháp khắc phục tồn tại,phát huy các ưu điểm sẵn có, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân trong công tác phát triển Đảng và hoàn thành các nhiệm vụ công tác của Viện, của Trường.
Đại hội cũng đã bỏ phiếu bầu cử cấp ủy, Bí thư, Phó bí thư và đại biêu đi dự Đại hội Đảng bộ trường Đại học Lâm nghiệp; thông qua Nghị quyết đại hội.
Một số hình ảnh của Đại hội chi bộ Viện Sinh thái rừng Nhiệm kỳ 2020-2022:

Bí thư Lê Sỹ Doanh khai mạc đại hội
Bí thư Lê Sỹ Doanh khai mạc Đại hội
Phó bí thư Phạm Văn Duẩn trình bày báo cáo
Phó bí thư Phạm Văn Duẩn trình bày báo cáo
Phó Hiệu trưởng Trần Quang Bảo đưa ra các ý kiến chỉ đạo
Phó Hiệu trưởng Trần Quang Bảo đưa ra các ý kiến chỉ đạo cho Đại hội

Phục hồi rừng trên đất lâm nghiệp đang sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp bằng giải pháp nông lâm kết hợp giai đoạn 2018-2020

Nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa Viện Sinh thái rừng và Môi trường và Tổ chức Nông Lương Liên hợp Quốc (FAO) năm 2018. Viện sinh thái rừng và Môi trường hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng xây dựng đề án "Phục hồi rừng trên đất lâm nghiệp đang sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp bằng giải pháp nông lâm kết hợp giai đoạn 2018-2020". Một trong những hoạt động trong quá trình xây dựng đề án là tiến hành phân tích thực trạng diện tích đất lâm nghiệp hiện đang trồng cây công nghiệp, cây nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Đến nay, đơn vị tư vấn đã có những kết quả bước đầuphân tích hiện trạng diện tích đất được quy hoạch Lâm nghiệp hiện đang trồng cây công nghiệp, cây nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Các nội dung đã được thực hiện bao gồm:

- Thống kê diện tích lâm nghiệp hiện đang sản xuất nông nghiệp ba loại rừng

- Thống kê diện tích đất lâm nghiệp đang sản xuất nông nghiệp phân theo đơn vị hành chính

- Thống kê diện tích đất lâm nghiệp hiện đang sản xuất nông nghiệp phân theo nhóm chủ quản lý

Kết quả chi tiết được tổng hợp trong báo cáo đính kèm.

X